Hiểu biết về đông trùng hạ thảo

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo (DTHT) thiên nhiên và đông trùng hạ thảo nuôi.

Khi vấn đề chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu cũng là lúc người ta chú ý nhiều hơn đến các phương thuốc có nguồn gốc từ một số thảo mộc quý hiếm vốn đã lưu truyền trong dân gian từ xa xưa bởi những tác dụng được xem như “thần dược” của chúng. Trong số này phải nói đến Đông Trùng Hạ Thảo.

Tuy nhiên, giữa muôn ngàn thông tin về đông trùng hạ thảo, nhiều người cảm thấy hoang mang không biết đâu là đông trùng hạ thảo thật, đâu là đông trùng hạ thảo giả, đâu là thứ thu hoạch từ thiên nhiên, đâu là thứ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và đâu là ‘nấm’ đông trùng hạ thảo. Mục đích của bài viết này nhằm giúp quý vị có thể tự phân biệt được đông trùng hạ thảo thiên nhiên (Wild Cordyceps) và đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (Semi-Wild Cordyceps) hay còn gọi là ‘bán thiên nhiên’ – tức một nửa từ thiên nhiên, một nửa trong phòng thí nghiệm. Bởi lẽ, về hình thức, cả hai loại này có hình dạng bên ngoài rất giống nhau, đều là hình dạng của con sâu bướm khô với cái vòi dài trên đầu. Cả hai loại đều có giá trị cao về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, giá tiền của hai loại này cách biệt nhau rất xa vì thời gian thu hoạch của đông trùng hạ thảo thiên nhiên là từ 1 đến 5 năm, trong khi đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm chỉ mất 2-3 tháng. Cho nên, khi phân biệt được chúng, quý vị sẽ biết được chính xác mình đang mua đông trùng hạ thảo nào để tránh bị lầm tưởng hay ấm ức.

**Về hình dạng bên ngoài:

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên hay nuôi cấy đều có phần thân trùng dài từ 6 – 7 cm; chiều ngang từ 3 – 3.5 mm. Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có thân ốm hơn loại nuôi cấy. Phía dưới thân trùng là 8 đôi chân được phân bố gồm 3 đôi chân nhỏ nằm sát đầu thảo, 4 đôi chân to nhất nằm ở giữa và 1 đôi chân nhỏ hơn nằm ở phần cuối. Trên thân trùng thảo hiện rõ vân và nếp gấp. Với những loại được người bán gọi là đông trùng hạ thảo, nhưng chỉ có hình dạng sợi nhỏ và dài màu vàng hay nhuộm cam đỏ, không phải dạng con trùng, thì không được nhắc đề cập đến trong bài viết này, vì đó không phải là đông trùng hạ thảo đúng nghĩa gốc của nó, mà chỉ là một loại nấm được đặt tên là “đông trùng hạ thảo.”

Phía trên đầu con trùng có phần thảo, chính là cọng nấm dài. Với đông trùng hạ thảo thiên nhiên thì phần nấm này dài hơn và dầy hơn loại nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

**Về màu sắc:

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có màu nâu đất nhạt hay màu cà phê, nhìn sẫm hơn so với loại đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Loại nuôi cấy có màu nâu sáng hơn nhưng trên thân trùng sẽ có những chỗ đậm lợt không đều màu. Đông trùng hạ thảo có phần mắt màu nâu đồng rất đặc trưng.

**Về mùi vị:

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có mùi như nấm rơm, hoặc tựa như mùi hải sản khô, khi nếm thử sẽ có vị ngọt nhẹ. Đông trùng hạ thảo nuôi cấy không có mùi, không có vị.

**Về phần ruột bên trong:

Có một cách khá chắc chắn để quý vị có thể biết được đâu là đông trùng hạ thảo thiên nhiên và đâu là đông trùng hạ thảo nuôi cấy là bẻ con trùng ra để nhìn vào bên trong. Ngay vị trí giữa 3 cặp chân tính từ đầu con trùng, bẻ ngang con đông trùng hạ thảo. Nếu là đông trùng hạ thảo thiên nhiên, quý vị sẽ nhìn thấy lỗ màu đen nhỏ chính là tuyến tiêu hóa của con trùng.

Đối với đông trùng hạ thảo nuôi trong phòng thí nghiệm thì bên trong của nó hoàn toàn đặc,không có lỗ rỗng nào. Đông Trùng Hạ Thảo là một trong các loại dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại thảo dược này được biết đến nhiều bởi bắt nguồn từ nền Y Học Cổ Truyền ở Trung Hoa, chuyên được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều thế kỷ để bồi bổ sức khỏe, cải thiện bệnh lý với vô số công dụng tuyệt vời. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chế phẩm được chiết xuất từ gốc Đông Trùng Thảo. Tuy nhiên, khi biết cách phân biệt được chúng một cách rõ ràng thì chúng ta sẽ hài lòng với đồng tiền mình bỏ ra mua thứ đúng với giá trị của nó. Một số tác dụng của đông trùng hạ thảo được kể đến, bao gồm:

-Cải thiện sinh lý cả nam giới cũng như nữ giới, giảm cảm giác mệt mỏi.

-Bồi bổ gan thận, giảm đau lưng, tiểu đêm, giúp ngủ ngon.

-Giúp nâng cao hệ miễn dịch, đào thải độc tố, bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn, virus xâm nhập.

-Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch.

-Giúp giảm căng thẳng, tốt cho người bị suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh…

Bốn con bên trái là ĐTHT nuôi trong phòng thí nghiệm. Hai con bên phải là ĐTHT tự nhiên.
Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có màu sẫm hơn, râu (tức phần thảo hay gọi là nấm) dài hơn, dày hơn.
Đông trùng hạ thảo nuôi trong phòng lab khi bẻ ra đặc ruột.
Đông trùng hạ thảo thiên nhiên khi bẻ ra có cái lỗ rỗng được xem như ruột của nó.
Đông trùng hạ thảo nuôi. màu sáng hơn, nhưng có chỗ lốm đốm không đều, và phần râu (tức phần thảo hay nấm) ngắn và mảnh hơn loại thiên nhiên. ĐTHT nuôi hay thiên nhiên cũng đều có phần đầu tiếp giáp giữa thân trùng và phần thảo màu nâu đỏ.